Lịch sử hoạt động De Havilland Vampire

Không quân và Hải quân Hoàng gia Anh

Sau chiến tranh, RAF sử dụng Gloster Meteor làm máy bay tiêm kích đánh chặn và Vampire làm máy bay tiêm kích-bom (mặc dù vai trò của chúng có lẽ bị đảo ngược).[N 2] Nguyên mẫu đầu tiên của "Máy bay tiêm kích-bom Vampire Mk 5" (FB.5), được sửa đổi từ một chiếc Vampire F.3, thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 23/6/1948. FB.5 giữ lại động cơ Goblin III của F.3, nhưng bọc giáp bảo vệ xung quanh hệ thống động cơ, cánh ngắn hơn 1 ft (30 cm), và càng đáp chính dài hơn để xử lý trọng lượng cất cánh lớn hơn và tạo khoảng trống để mang vũ khí. Dưới mỗi cánh có thể mang được 1 thùng nhiên liệu phụ hoặc bom 500 lb (227 kg), và máy bay cũng có thể mang 8 đạn phản lực "3-inch" ("RP"). Mặc dù người ta cũng đã xem xét tới ghế phóng, nhưng nó lại không được trang bị.

Vampire NF.10 thuộc Phi đội 25 RAF năm 1954.Máy bay huấn luyện Vampire T.11 hai chỗ.

Vào thời kỳ đỉnh điểm, RAF có tới 19 phi đội trang bị Vampire FB.5 tại Châu Âu, Trung Đông và vùng Viễn Đông. FB.5 đã thực hiện các nhiệm vụ tấn công thành công trong các chiến dịch của Khối thịnh vượng chung nhằm trấn áp cuộc nổi dậy ở Malaya vào cuối thập niên 1940 đầu thập niên 1950. Tiêm kích-bom FB.5 trở thành biến thể một chỗ được sản xuất nhiều nhất với 473 chiếc.

NF.10 phục vụ từ năm 1951 tới năm 1954 với ba phi đội (23, 25 và 151) nhưng thường bay vào ban ngày cũng như đêm thời gian. Sau khi thay thế bởi nọc độc chuyển đổi đã được thực hiện tiêu chuẩn NF (T).10 cho hoạt động bởi Trung dẫn hướng và điều khiển học tại RAF Shawbury. Những người khác đã được bán cho không quân Ấn Độ. RAF cuối cùng xuống hạng ma cà rồng đến vai trò huấn luyện cao cấp vào giữa những năm 1950 và loại thường ra khỏi không quân Hoàng gia vào cuối thập kỷ.

NF.10 phục vụ từ năm 1951 tới 1954 trong 3 phi đội (23, 25 và 151). Sau khi những chiếc Venom thay thế, NF.10 được chuyển đổi thành tiêu chuẩn NF(T).10 để trang bị cho Trường điều khiển và dẫn đường trung ương tại (RAF Shawbury). Những chiếc khác được bán cho Không quân Ấn Độ.

Mk 5 là một phiên bản hải quân với tên gọi Sea Vampire, đây là loại máy bay chiến đấu phản lực đầu tiên của Hải quân Hoàng gia. Dù chúng có tầm bay ngắn điều đó có nghĩa là không phù hợp cho các tàu sân bay tiền tuyến,[16] nhưng Hải quân rất ấn tựong với loại máy bay này từ 3/12/1945, khi một chiếc Vampire thực hiện các thử nghiệm bay trên tàu sân bay HMS Ocean, và 18 chiếc Sea Vampire đã được mua nhằm có được kinh nghiệm vận hành máy bay phản lực trên tàu sân bay.[17]

Phiên bản Vampire cuối cùng là phiên bản T (huấn luyện). Cất cánh lần đầu năm 1950, hơn 600 chiếc T.11 đã được sản xuất cho cả hải quân và không quân. Phiên bản T tiếp tục hoạt động cho đến năm 1966. Có một chiếc Vampire huấn luyện ở Trường bay trung tương (CFS) tại RAF Little Rissington cho đến tận tháng 1/1972.

Australia

Vào năm 1946, một kế hoạch mua 50 chiếc Vampire đầu tiên cho Không quân Hoàng gia Australia (RAAF) đã được thông qua. 3 chiếc đầu tiên được chế tạo tại Anh là các phiên bản F1, F2 và FB.5; có số seri là A78-1 tới A78-3. Chiếc máy bay thứ hai, F2 (A78-2), được trang bị một động cơ phản lực Rolls Royce Nene chứ không phải là động cơ Goblin như bình thường. Tất cả 80 chiếc tiêm kích F.30 và tiêm kích-bom FB.31 được chế tạo tại nhà máy de Havilland Australia ở Australia, những chiếc máy bay này được trang bị phiên bản động cơ Nene chế tạo theo giấy phép của Commonwealth Aircraft Corporation. Động cơ Nene yêu cầu mặt cắt ngang của cửa hút khí lớn hơn so với Goblin, và giải pháp ban đầu là gắn cửa hút khí phụ trên đỉnh của thân máy bay phía sau buồng lái. Không may là các cửa hút khí này dẫn tới nhiều vấn đề, 3 máy bay và phi công lái chúng đã mất khi máy bay bổ nhào. Tất cả máy bay trang bị động cơ Nene sau đó được cải tiến để có cửa hút khí phụ trong thân do đó tránh được các tai nạn.

Chiếc tiêm kích F.30 đầu tiên (A79-1) bay vào tháng 6/1949, sau đó có thêm 56 chiếc F.30 khác được chế tạo trước khi 23 chiếc cuối cùng được hoàn thành có cấu hình như FB.31 với cánh gia cố và giá treo dưới cánh. Chiếc FB.31 cuối cùng được giao vào tháng 8/1953, và 24 chiếc F.30 sản xuất sau cùng đã được nâng cấp lên tiêu chuẩn FB.31. Những chiếc Vampire một chỗ được RAAF cho nghỉ hưu vào năm 1954.

T.33, T.34 và T.35 được RAAF và RAN (Hải quân Hoàng gia Australia) sử dụng (còn gọi là Mk33 tới Mk35W theo tên gọi khác của RAAF), chúng được sản xuất hoặc lắp ráp tại nhà máy của de Havilland Australia ở Sydney. Mk35W là mẫu Mk35 trang bị thêm các thiết bị khác. Máy bay huấn luyện Vampire đã được sản xuất tới 110 chiếc, và ban đầu gfoomf 35 chiếc T.33 cho RAAF, bắt đầu giao hàng năm 1952. Năm 1954, RAN nhận được 5 chiếc T.34 đầu tiên. Các máy bay huấn luyện này tiếp tục phục vụ RAAF cho đến tận năm 1970 trong khi đó RAN cho chúng nghỉ hưu năm 1971.[18]

Canada

Một phiên bản F.1 được Canada thử nghiệm đánh giá tại Winter Experimental Establishment ở Edmonton năm 1946. F.3 được chọn như một trong hai loại tiêm kích cho Không quân Hoàng gia Canada (RCAF) và bay lần đầu tiên tại Canada vào 17/1/1948, thuộc biên chế trường huấn luyện bay trung tâm tại RCAF Station Trenton. Tổng cộng có 86 chiếc được trang bị cho không quân, F.3 là máy bay tiêm kích phản lực đầu tiên trang bị cho RCAF. Nó không những dùng để cho phi công tiêm kích làm quen với máy bay phản lực mà còn giúp phi công làm quen với buồng lái điều áp. "Vamp" là một loại máy bay phổ biến, dễ bay và được gọi là "hot rod."[19] Nó được trang bị cho cả các đơn vị trực chiến và dự bị cho đến khi bị thay thế bởi những chiếc Canadair Sabre vào cuối thập niên 1950.[20]

Ai Cập

Đến năm 1954, Ai Cập đã có 49 chiếc Vampire, mua từ Italy và Anh, chủ yếu là phiên bản tiêm kích-bom.[21] Năm 1955, 12 chiếc Vampire huấn luyện được đặt mua, giao hàng vào tháng 7 cùng năm.[22] Không quân Ai Cập mất 3 chiếc Vampire trong giao chiến với các máy bay phản lực của Israel trong Khủng hoảng Kênh đào Suez.

Phần Lan

Vampire Mk 52 "VA-7" Koskue

Không quân Phần Lan nhận 6 chiếc Vampire FB.52 năm 1953. Phiên bản này có nickname là "Vamppi" trong các đơn vị của Phần Lan. Ngoài ra còn có 9 chiếc T.55 hai chỗ được mua vào năm 1955. Số máy bay này được trang bị cho Không đoàn số 2 tại Pori, nhưng sau đó chuyển sang cho Không đoàn số 1 ở Tikkakoski vào cuối thập niên 1950. Chiếc Vampire cuối cùng của Phần Lan nghỉ hưu vào năm 1965.

Ấn Độ

Phi đội số 7, Không quân Ấn Độ (IAF) nhận những chiếc Vampire đầu tiên vào tháng 1/1949. Mặc dù đơn vị được đặt vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao trong cuộc Chiến tranh Trung-Ấn 1962, nhưng nó không tham chiến, do vai trò của không quân chỉ giới hạn trong các hoạt động cung cấp và di tản.

Ngày 1/9/1965, trong chiến tranh Ấn Độ-Pakistan, những chiếc Vampire của IAF đã thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu lần đầu tiên. Phi đội số 45, Không quân Ấn Độ thực hiện các cuộc tấn công vào Lục quân Pakistan (Chiến dịch Grand Slam) và 4 chiếc tiêm kích-bom Vampire Mk 52 đã thành công trong việc làm chậm bước tiến của quân đội Pakistan. Tuy nhiên, những chiếc Vampire đã chạm trán với 2 chiếc F-86 Sabres của không quân Pakistan, chúng được trang bị tên lửa không đối không; trong khi không chiến tầm gần, những chiếc Vampire cũ kỹ đã tỏ ra kém hơn. 1 chiếc bị bắn rơi bởi hỏa lực mặt đất và 3 chiếc khác bị những chiếc Sabre bắn hạ.[23] Vampire đã rút khỏi lực lượng tiền tuyến sau những thiệt hại này.

Na Uy

Không quân Hoàng gia Na Uy (RNAF) mua 20 chiếc Vampire F.3, 36 chiếc FB.52 và 6 chiếc T.55 huấn luyện. Vampire hoạt động từ năm 1948 tới năm 1957, được trang bị cho 3 phi đội tại Gardermoen. Vampire nghỉ hưu năm 1957 khi không quân Na Uy tái trang bị lại những chiếc Republic F-84G Thunderjet. Những chiếc Vampire huấn luyện được thay thế bởi Lockheed T-33 năm 1955 và được gửi trở lại Anh, sau đó chúng được Không quân Hoàng gia Anh sử dụng.

Thụy Điển

Không quân Thụy Điển đặt mua lô đầu tiên của 70 chiếc Vampire FB.1 vào năm 1946, những chiếc Vampire được trang bị thay thế cho những chiếc SAAB 21J 22 đã hết hạn sử dụng trong lực lượng máy bay tiêm kích. Máy bay được định danh là J 28A và được trang bị cho cho không đoàn F 13 Norrköping. Không quân Thụy Điển coi những chiếc Vampire là xương sống của lực lượng tiêm kích. Tổng cộng có 310 chiếc của FB.50 được định danh là J 28B được đặt mua vào năm 1949. Chiếc cuối cùng giao vào năm 1952, sau đó tất cả các máy bay tiêm kích động cơ piston đã ngừng hoạt động. Ngoài ra, tổng cộng 57 chiếc Vampire DH 115 huấn luyện hai chỗ được gọi là J 28C cũng được trang bị cho nhiệm vụ huấn luyện phi công.

Những chiếc Vampire của Thụy Điển nghỉ hưu vào năm 1956 và được thay thế bởi loại J 29 (SAAB Tunnan) và J 34 (Hawker Hunter). Chiếc Vampire huấn luyện cuối cùng nghỉ hưu vào năm 1968 (tất cả những chiếc Vampire đang bay tại Thụy Điển hiện nay đều bắt nguồn từ Không quân Thụy Sĩ).

Rhodesia

Không quân Rhodesia có 16 chiếc tiêm kích FB.9 và 16 chiếc Vampire FB11 huấn luyện vào đầu thập niên 1950, trang bị cho 2 phi đội.[24] Chúng thường xuyên được triển khai tới Aden từ năm 1957 tới năm 1961, hỗ trợ cho các chiến dịch chống nổi dậy của Anh.[25] Thêm 21 chiếc hai chỗ và 13 chiếc một chỗ đã được Nam Phi cung cấp vào cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970.[26] Rhodesia sử dụng Vampire cho đến cuối chiến tranh vào năm 1979. Chúng được thay thế bởi loại BAe Hawk 60 vào đầu thập niên 1980. Sau 30 phục vụ, chúng là những chiếc Vampire cuối cùng được sử dụng trên thế giới..[27]

Xem thêm thông tin: Chiến dịch Dingo

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: De Havilland Vampire http://www.aviationmuseum.com.au/aircraft/ http://www.airforce.gov.au/raafmuseum/research/air... http://members.iinet.net.au/~2fts/index.html http://www.asmac.ab.ca/collection.html http://www.dumfriesaviationmuseum.com http://www.flickr.com/photos/naudy/5378345793/in/p... http://www.scribd.com/doc/46602230 http://www.warbirdalley.com/vampire.htm http://www.youtube.com/watch?v=zmXe3Rssz_g&feature... http://aviation-safety.net/wikibase/wiki.php?id=65...